Đáng chú ý, với điểm tham quan thường đón nhiều đoàn khách du lịch đông như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, hệ thống vé điện tử cho phép cả đoàn chỉ cần mua 1 vé, quét 1 mã QR thay vì mua cho mỗi người một vé như phương thức truyền thống. Việc áp dụng công nghệ hiện đại được kỳ vọng mang lại sự thuận tiện cho du khách, đồng thời giảm thiểu được việc in vé, thân thiện với môi trường hơn.
Đối với Ban quản lý khu di tích, hệ thống vé điện tử hỗ trợ nâng cao công tác quản lý vé tham quan theo hướng khoa học, minh bạch.
Cũng theo Trung tâm thông tin du lịch, dịp này, Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn triển khai dịch vụ thanh toán điện tử không dùng tiền mặt, thông qua sử dụng thẻ du lịch thông minh. Đây là một sản phẩm nằm trong hệ sinh thái du lịch thông minh tích hợp nhiều tính năng như Napas, Internet banking, thanh toán điện tử, tra cứu thông tin du lịch hay nhận ưu đãi, tích điểm khi mua sắm…
Đặc biệt, Thẻ du lịch thông minh cũng được liên thông, tích hợp với ứng dụng “Du lịch Việt Nam” của Tổng cục Du lịch. Du khách cài đặt, sử dụng ứng dụng “Du lịch Việt Nam” sẽ được hỗ trợ tìm kiếm thông tin du lịch an toàn, phản ánh tới cơ quan chức năng về chất lượng dịch vụ, quản lý tour du lịch cùng nhiều tiện ích hỗ trợ mua vé máy bay, đặt phòng, thanh toán điện tử…
Việc ra mắt hệ thống vé điện tử và sản phẩm chuyển đổi số trong hoạt động du lịch là những nỗ lực của Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám nhằm tạo ra các sản phẩm mới hấp dẫn, giàu tính công nghệ và tiện ích, qua đó nâng cao trải nghiệm của khách du lịch và thu hút du khách đến với Văn Miếu - Quốc Tử Giám nói riêng và du lịch Thủ đô nói chung.
Trước đó, trong thông tin chia sẻ về chuyển đổi số du lịch tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ III hồi tháng 12 năm ngoái, ông Nguyễn Lê Phúc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nhận định chuyển đổi số chính là “bàn đạp” để khôi phục hoạt động ngành du lịch Việt Nam.
Nói về việc triển khai các ứng dụng công nghệ phục vụ du khách tại các địa phương, đại diện Tổng cục Du lịch cho biết, tuy ngân sách cho chuyển đổi số du lịch còn thiếu nhưng các địa phương đã chủ động trong việc triển khai các ứng dụng riêng của mình. Đơn cử như, tại Hà Nội, đã có hệ thống thuyết minh tự động tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, phần mềm hướng dẫn thăm quan Hoàng thành Thăng Long, hay cổng thông tin “Hoàn Kiếm 360 độ”…
Vân Anh
Theo kế hoạch thúc đẩy phát triển và sử dụng nền tảng số quốc gia về quản trị và kinh doanh du lịch, nền tảng số này dự kiến được ra mắt vào tháng 11, sau khi đã triển khai tại 5 - 10 tỉnh, thành phố.
" alt=""/>Ra mắt hệ thống vé điện tử tại Văn MiếuBộ TT&TT nhận định, Tổ công nghệ số cộng đồng là lực lượng mang tính huy động sức mạnh toàn dân, ở gần dân, sát dân và là "cánh tay nối dài" của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số từ tỉnh, huyện đến xã, phường, thị trấn, tổ, đội. Việc đưa nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến người dân thông qua các Tổ công nghệ số cộng đồng là nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, đưa người dân lên môi trường số, để người dân tiên phong sử dụng nền tảng số, công nghệ số, qua đó trở thành tác nhân thúc đẩy chính quyền chuyển đổi số mạnh mẽ hơn.
Việc thiết lập mạng lưới công nghệ số cộng đồng để hỗ trợ triển khai chính phủ số, kinh tế số và xã hội số đến tận cấp đơn vị, cấp cơ sở, phường, xã, tổ, đội cũng là 1 trong 22 nhiệm vụ, giải pháp quan trọng được Bộ TT&TT đề nghị các địa phương tập trung triển khai trong năm nay.
Theo số liệu thống kê của Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT, tính đến ngày 11/5, cả nước đã có 14 tỉnh, thành phố tổ chức các Tổ công nghệ số cộng đồng để thực hiện các nhiệm vụ về chuyển đổi số, bao gồm: Bắc Kạn, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đắk Nông, Lạng Sơn, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Nam, Thanh Hóa và Yên Bái.
Cụ thể, các địa phương này đã thành lập 9.388 Tổ công nghệ số cộng đồng với 44.516 thành viên tham gia. Lạng Sơn và Hưng Yên là 2 địa phương đã hoàn thành việc triển khai các Tổ công nghệ số cộng đồng đến 100% cấp xã.
Ở góc độ đơn vị trực tiếp triển khai, Sở TT&TT Lạng Sơn cho biết, mô hình Tổ công nghệ số cộng đồng đã có những đóng góp quan trọng vào chuyển đổi số địa phương thời gian qua, nhất là phát triển kinh tế số trên địa bàn tỉnh. Tính đến ngày 6/5, lực lượng này đã tham gia hỗ trợ phát triển 121.204 cửa hàng số, 10.718 tài khoản người mua, cài đặt được 102.243 tài khoản thanh toán điện tử. Đặc biệt, Lạng Sơn đã hoàn thành sớm chỉ tiêu 50% số hộ gia đình có cửa hàng số, tài khoản thanh toán điện tử.
Vân Anh
" alt=""/>Lực lượng hỗ trợ đưa người dân lên môi trường số đã có hơn 44.500 người